Phần thứ nhất
CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI GIAI ĐOẠN 1991-2005
Năm 1991, tỉnh Hà Tĩnh được tái lập, bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp tỉnh được hình thành, trong đó Ban Kinh tế Đối ngoại tỉnh được thành lập trên cơ sở chia tách từ Ban Kinh tế Đối ngoại tỉnh Nghệ Tĩnh, đồng chí Nguyễn Văn Cầm được điều động từ Ban Kinh tế Đối ngoại Nghệ Tĩnh về làm Quyền Trưởng ban. Thời kỳ mới thành lập, cơ quan chỉ có 6 cán bộ, công chức, một số cán bộ được điều động từ Ban Kinh tế Đối ngoại Nghệ Tĩnh, số còn lại được tuyển dụng mới. Chức năng, nhiệm vụ chính của Ban Kinh tế Đối ngoại tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh về hoạt động đối ngoại; tổ chức đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến thăm làm việc với tỉnh; tổ chức các đoàn cán bộ của tỉnh đi công tác và học tập ở nước ngoài; kêu gọi, vận động, điều phối viện trợ phi chính phủ (NGO); khâu nối, kêu gọi các nguồn hỗ trợ chính thức (ODA) nhằm giải quyết khó khăn chung của tỉnh; tăng cường quan hệ hợp tác với các tỉnh bạn Lào, Thái Lan và tỉnh Côtes D’Armor (Pháp), phối hợp quản lý biên giới Việt Nam - Lào; quảng bá, giới thiệu tiềm năng lợi thế của tỉnh ra bên ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh nhà...
Trong những ngày đầu tái lập tỉnh, Ban Kinh tế Đối ngoại đứng trước không ít khó khăn: Trụ sở làm việc chưa có, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc thiếu... nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đơn vị trong toàn tỉnh, sự nỗ lực của lãnh đạo, cán bộ, công chức nên đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Giai đoạn 1991-1995, kinh tế Hà Tĩnh đứng trước nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, xuất phát điểm của nền kinh tế rất thấp, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp lạc hậu, nhiều vấn đề bức xúc của xã hội diễn biến khá phức tạp.... Trước yêu cầu cần phải ổn định sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Ban Kinh tế Đối ngoại đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều chương trình, kế hoạch hoạt động đối ngoại thiết thực, góp phần giải quyết những khó khăn trong giai đoạn đầu mới tách tỉnh, đã tổ chức kêu gọi được hàng chục tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế tài trợ chính thức (ODA) và viện trợ (NGO) cho Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Công tác phi chính phủ (PCP), nhằm xây dựng ngân hàng dự án, kêu gọi, vận động, điều phối các nguồn viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Trưởng ban do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm nhiệm, Phó ban trực do Trưởng Ban Kinh tế Đối ngoại kiêm nhiệm cùng với lãnh đạo các sở, ngành có liên quan tham gia làm thành viên.
Sau khi thành lập Ban Công tác phi chính phủ, được sự quan tâm, giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, địa phương, sự nỗ lực cố gắng của lãnh đạo và tập thể cán bộ, công chức Ban Kinh tế Đối ngoại đã kêu gọi, vận động được hàng trăm dự án phi chính phủ, dự án hỗ trợ chính thức (ODA) với hàng trăm tỷ đồng, phục vụ cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông nông thôn, thủy lợi, xóa đói, giảm nghèo... Qua đó đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Hà Tĩnh lúc bấy giờ và làm thay đổi nhận thức của người dân trong xây dựng phát triển kinh tế, giúp cho họ tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện thành công các mô hình sản xuất, mô hình kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là chương trình tiết kiệm của phụ nữ.
Từ những chương trình dự án có giá trị lớn như: chăm sóc sức khỏe ban đầu của ANESVAD (Tây Ban Nha), Chương trình chống bệnh mắt hột và HIV/AIDS của PATH, NORAD, ITI, ORBIS, FHF, chương trình giáo dục dinh dưỡng học đường của Hội chữ thập đỏ Mỹ, tổ chức Action Aid (AAV), các tổ chức OXFAM tại Việt Nam, Hội Huynh đệ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp, Quỹ Nhi đồng Anh, Quỹ Australia vì nhân dân Châu Á và Thái Bình Dương (AFAP).. .đến các dự án nhỏ như hỗ trợ xây dựng khu chăn nuôi cho làng trẻ mồ côi của Đại sứ quán Úc... thực sự đã góp phần quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
Chương trình dự án phi chính phủ đã góp phần giảm bớt những khó khăn tại vùng dự án; giới thiệu những phương pháp tiếp cận mang tính bền vững và có hiệu quả; nâng cao kỹ năng, kiến thức, năng lực công tác cho một bộ phận đội ngũ cán bộ làm công tác phát triển; tăng cường tình đoàn kết, hợp tác trong cộng đồng. Tạo được những giá trị như tôn trọng, hợp tác, nâng cao trách nhiệm cho cán bộ địa phương và người dân hưởng lợi. Việc “xóa đói giảm nghèo” đã trở thành nhiệm vụ của từng người dân, của mỗi gia đình và của cả cộng đồng”. Ý thức đó đã được nâng cao đáng kể nhờ phương pháp khuyến khích sự tham gia của người dân và cộng đồng vào các hoạt động dự án. Chương trình dự án đã thúc đẩy việc tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có và đánh thức tiềm năng cộng đồng như thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Doanh nghiệp... nhằm nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu để đứng vững trên thị trường. Người dân hưởng lợi từ chương trình dự án đã có tinh thần tự lực, tự cường và hợp tác. Với những hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, chương trình dự án đã góp phần giúp người dân tự tin, mạnh dạn trong đầu tư phát triển, tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động phát triển cộng đồng, qua đó tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, cải thiện đời sống cho người dân.
Cũng trong thời kỳ này, Ban Kinh tế Đối ngoại tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các cơ quan liên quan triển khai điều tra, xác minh, tổ chức khai quật, tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt.
Năm 1993, UBND tỉnh trích một khoản ngân sách để hỗ trợ xây dựng trụ sở, đồng thời Ban Kinh tế Đối ngoại tỉnh đã kêu gọi được một số kinh phí từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ để xây dựng trụ sở làm việc, đồng thời làm địa điểm đón, tiếp các đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc với tỉnh.
Năm 1994, với yêu cầu phát triển của nhiệm vụ đối ngoại trong tình hình mới, đồng thời thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Ngoại giao, UBND tỉnh đã quyết định kiện toàn và đổi tên Ban Kinh tế Đối ngoại thành Ban Đối ngoại để phù hợp với tình hình thực tế và hướng tới việc mở rộng quan hệ đối ngoại trên nhiều lĩnh vực mà không chỉ dừng lại ở quan hệ đối ngoại về kinh tế như giai đoạn trước. Trên cơ sở đó, nhiệm vụ về công tác quản lý, kêu gọi, điều phối các nguồn tài trợ chính thức (ODA) của Ban Đối ngoại được chuyển sang Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thời kỳ này, tổ chức bộ máy của Ban Đối ngoại được tăng cường, bổ sung với số lượng 14 cán bộ, công chức. Đồng chí Nguyễn Văn Cầm tiếp tục làm Trưởng ban Đối ngoại, đồng chí Trần Nhật Thành được bổ nhiệm Phó ban, đồng chí Tăng Nghĩa, Phó Bí thư Tỉnh đoàn được điều động, bổ nhiệm làm Phó ban. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Ban Đối ngoại là tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh các chủ trương, biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác đối ngoại; phối hợp vận động hợp tác đầu tư, phối hợp quản lý viện trợ thuộc các chương trình, dự án nhân đạo, các khoản viện trợ khẩn cấp của các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các cá nhân giúp đỡ địa phương theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan liên quan và địa phương trong công tác xúc tiến kinh tế đối ngoại.
Năm 1996, UBND tỉnh điều chuyển đồng chí Trần Nhật Thành, Phó ban đến công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; đồng chí Nguyễn Văn Cầm nghỉ hưu theo chế độ; đồng chí Tăng Nghĩa được bổ nhiệm làm Trưởng ban; đồng chí Trần Văn Lâm được bổ nhiệm làm Phó ban. Bộ máy cán bộ, công chức được tăng cường, lãnh đạo Ban đã quan tâm cử các cán bộ, công chức tham gia các khóa học tại Học viện Ngoại giao, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, du học tại các nước như Anh, Pháp, Singapore, Lào... nên trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông về nghiệp vụ, giỏi về ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đối ngoại trong tiến trình hội nhập quốc tế và được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đánh giá cao trong công tác tham mưu các chính sách, chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ban Đối ngoại đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành, các địa phương triển khai có hiệu quả công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh và tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước để thu hút đầu tư nước ngoài, tăng thu ngân sách địa phương, vận động kêu gọi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về xây dựng quê hương, đất nước; phối hợp, quản lý tuyến biên giới ổn định, hòa bình hữu nghị nhằm góp phần vào sự phát triển chung của đất nước và của tỉnh.
Năm 1998, tỉnh Hà Tĩnh cùng với tỉnh Nghệ An tham gia tích cực vào các hoạt động để thành lập Hiệp hội các tỉnh 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan có sử dụng chung đường 8. Thông qua hoạt động của Hiệp hội đã giúp cho các tỉnh của 3 nước hiểu biết, tăng cường mối quan hệ hữu nghị, giúp đỡ nhau có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh; đến nay Hiệp hội đã có 09 tỉnh tham gia.
Năm 2004, Ban Đối ngoại Hà Tĩnh cùng với các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh thành lập Trung tâm phát triển cộng đồng (HCCD) và Trung tâm phát triển vì người nghèo huyện Can Lộc (PPC). Đây là 02 tổ chức phi chính phủ địa phương có chức năng kêu gọi, vận động, quản lý các nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài vào đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; có nhiều hoạt động tích cực, tạo được lòng tin từ các đối tác trong thực hiện các chương trình dự án phi chính phủ. Do vậy, một số tổ chức phi chính phủ sau khi rút địa bàn hoạt động khỏi tỉnh Hà Tĩnh vẫn tiếp tục tài trợ để duy trì dự án, kêu gọi thêm các nguồn tài trợ khác và giao cho các Trung tâm triển khai thực hiện.
Giai đoạn này, có nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài vào hoạt động trên địa bàn tỉnh và tham gia tích cực vào các hoạt động giảm nghèo, nâng cao sinh kế cho người dân và nhóm đối tượng yếu thế. Tuy giá trị viện trợ của các tổ chức phi chính phủ không lớn nhưng được đánh giá tiếp cận cộng đồng và người dân tốt nhất, đã thực hiện thành công nhiều mô hình tích cực trong giảm nghèo và phát triển. Đặc biệt, đây là các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, không vì mục đích lợi nhuận, tất cả đều hướng đến việc hỗ trợ, nâng cao đời sống cho những đối tượng khó khăn, những đối tượng được xem là thiệt thòi trong xã hội.
Với xu thế phát triển chung, nhu cầu viện trợ của tỉnh ngày càng tăng và thay đổi theo tình hình thực tế. Những năm trước, các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước chủ yếu tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo và hỗ trợ nâng cao đời sống cho nhân dân ở các vùng khó khăn thì sau này đã có những hướng đi mới, đó là việc phát triển thêm một số chương trình, dự án hướng đến việc nâng cao nhận thức cho người dân và chăm sóc bảo vệ người dân. Nhu cầu của người dân dần được đáp ứng từ những nhu cầu cơ bản đến nhu cầu được bảo vệ và tự hoàn thiện mình.
Từ năm 1991 đến năm 2005, với những khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực thực hiện nhưng Ban Đối ngoại tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện tốt các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh nhà đồng thời tạo nền tảng, cơ sở cho hoạt động đối ngoại ngày càng phát triển trong những năm tiếp theo.
Part 1
FOREIGN AFFAIRS IN THE PERIOD OF 1991-2005
In 1991, Ha Tinh province underwent a re-establishment process, leading to the formation of key governmental bodies such as the Party apparatus, government administration and provincial enteties. Notably,, the Provincial External Economic Relation Department emerged as a pivotal institution, stemming from the reorganization of the Nghe Tinh Provincial External Economic Relation Department.Comrade Nguyen Van Cam transitioned from his role in Nghe Tinh's External Economic Relation Department to assume the position of Acting Head within this newly formed department At its inception, the department operated with a modest team comprising six officials and civil servants, a portion of whom found their origins in the Nghe Tinh's External Economic Relation Department, while the remainder were fresh recruits. The core responsibilities of the External Economic Relation Department encompassed advisory duties for the Provincial Party Committee and Provincial People's Committee on foreign relation matters; coordination of receptions for international delegations visiting and working in the province; facilitation of oversea trips for provincial officials for work assignments and educational persuits; as well as the solicitation, coordination, and management of non-governmental aid (NGO aid)Moreover, the department was actively engaged in securing official development assistance (ODA) to tackle prevalent challenges within the province, forstering cooperative ties with friendship provinces in Laos, Thailand, and with Côtes D’Armor province in France. Additional repsonsibilites included overseeing border management initiatives alongthe Vietnam-Laos frontier while also spearheading efforts to showcase and promote the province's unique potentials and competitive advantages to the external audiences, ultimately driving forward the province's economic growth.
In the early days of the province's re-establishment, the Provincial External Economic Relation Department encountered significant challenges, including the absence of an established headquarter and a severe lack of infrastructure and working facilities. Nevertheless, under the attentive guidance from the Provincial Party Committee, the Provincial People's Committee, along with coordinated efforts among various departments, bureaus, sectors, and units across the province, and through the dedicated efforts of its leaders, officials, and civil servants, the department successfully accomplished all its assigned tasks.
During the period from 1991 to 1995, Ha Tinh's economy faced numerous challenges, including inadequate facilities, a low initial economic baseline, and underdeveloped commodity production. The industrial and cottage industries were outdated, and the province faced a host of complex social issues. In response to the need for stabilizing production and advancing the province's socio-economic, the Provincial External Economic Relation Department played a crucial advisory role to the Provincial Party Committee and the Provincial People's Committee. It proposed and implemented several pragmatic foreign affairs programs and plans, significantly contributing to mitigating early stage difficulties following the province’s separation. These efforts successfully attracted dozens of non-governmental organizations and international organizations, securing NGO aid and official development assistance (ODA) for Ha Tinh.
Ha Tinh province emerged as a prioneer in the establishment of a Non-Governmental Affairs Committee, dedicated to the creation of a project bank, mobilizing and coordinating aid sources from non-governmental organizations. The Committee is headed by the Vice Chairman of the Provincial People's Committee, the Deputy Head of the Committee is concurrently held by the Head of the External Economic Relation Department along with leaders of relevant departments and branches participating as members.
Folliwng the establishing the Non-Governmental Affairs Committee, and with the substaintial support from the central ministries and sectors, overseen directly by the Vice Chairman of the Provincial People's Committee, and aided by the collaboration of various departments, bureaus, sectors, and localities, along with the concerted efforts of the leadersand staff of the Foreign Economic Relations Department, hundreds of non-governmental projects and Official Development Assistance (ODA) projects, valued at hundreds of billions of dong were successfully mobilized and coordinated. These projects served the construction of infrastructure, rural transportation, irrigation, poverty alleviation, and hunger eradication efforts, significantly transforming the rural landscape of Ha Tinh provinceat that time and reshaping public views on economic development. Furthermore, the endeavors provided communities with h access to advancements in science and technology, facilitated the successfully implementation of production and household economic models, especially the women's savings program.
Ranging from significant undertankings such as ANESVAD's primary healthcare program (Spain), trachoma and HIV/AIDS control program of PATH, NORAD, ITI, ORBIS, FHF, the American Red Cross's school nutrition education program, Action Aid (AAV), OXFAM organizations in Vietnam, Fraternity in the French Republic, British Children's Fund, The Australian Foundation for the Peoples of Asia and the Pacific (AFAP)… to a small-scale endeavors s supporting the development of livestock areas for orphan villages funded by the Australian Embassy, a spectrum of impactfull projectshave truly played a significant role in the province's efforts to eradicate poverty and promote socio-economic development.
The non-governmental project programs have made significant contribution in alleviating challenges in project areas by introducing sustainable and effective approaches, enhancing the skills, knowledge, and capacity of a portion of the staff working in development area, and strengthening solidarity and cooperation within the community. These initiatives have instilled values such as respect, cooperation, and increasedaccountabilities for local officials and beneficiaries, making the objectives of "eradicating hunger and reducing poverty" a collective endeavor embraced by individuals, families, and the entire community. This shared awareness has been significantly reinforced through active encouragement of individuals and communities in project activities. Moreover, he projects has promoted the maximum utilization of available resources and awakened community potential such as establishing Cooperative Groups, Cooperatives, and Enterprises... aimed at enhancing product quality, quantity, and brand recognition to establish a firm position in the market. Beneficiaries of the projectss have cultivated a spirit of self-reliance, resilience, and cooperation. With financial and technical backing, the programs have empowered individuals to invest confidently in development, and proactively participate in community development activities, thereby increasing household economic income and improving livelihoods for the populacee.
During this timeframe, the Provincial External Economic Relation Department also advised the Provincial People's Committee to collaboratee with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of National Defense, the Ministry of Public Security, and related agencies to conduct investigations, verification, and organize excavations to search for missing American soldiers from the Vietnam War in the province achieving positive outcomes.
In 1993, the Provincial People's Committee allocated a segment of its budget to support the construction of the headquarters. Simultaneously , the Provincial External Economic Relation Department successfully solicited funds from various international organizations and non-governmental organizations to construct a working headquarters and also serves as a place to welcome and receive international delegations to visit and work with the province.
In 1994, in response to growing demands of foreign affairs management in the evolving socio-political scenario, the Provincial People's Committee decided to restructure and rename the Provincial External Economic Relation Department to the Department of External RelationsThis strategic move aimed to align with the directives set forth by the Party Central Committee and the Ministry of Foreign Affairs. The renaming was a deliberate effort to signify a broader scope of engagement beyondt economic relations, which had been a primary focuss in the previous period, and to facilitate the expansion of international relations across multiple fields
As part of this restructuring, the responsibilities related to managing, soliciting, and coordinating official development assistance (ODA)were transferred from the Department of External Relations to the Department of Planning and Investment. Simultaneously, the Department of Foreign Relations underwent organizational reinforcement with an additional complement of 14 officials and civil servants. Comrade Nguyen Van Cam retained his positionas the Head of the Department of External Relations, Comrade Tran Nhat Thanh assumed the role of s Deputy Head. Additinally,Comrade Tang Nghia, formerly the Deputy Secretary of the Provincial Youth Union, was reassigned and appointed as anotherDeputy Head of the Department. The core functions of the Department of External Relations included advising the Provincial Party Committee, the Provincial People's Committee on policies and measures necessary for the implemention of state management functions in foreign affairs.This envolved coordinating efforts to attract investment, cooperation, facilitate aid management encompassing humanitarian projects and programs, and emergency assistance from foreign diplomatic missions in Vietnam, foreign non-governmental organizations and individuals providing local assistance within relevant legal framework. The department also played a vital rale in collaboration with relevant authorities and localities in promoting foreign economic affairs.
In 1996, further changes occurred within the Department of External Relations. Comrade Tran Nhat Thanh, the Deputy Head,was reassigned tothe Department of Planning and Investment; Comrade Nguyen Van Cam retired according to regulations; Comrade Tang Nghia was appointed as the Head of the Department; Comrade Tran Van Lam was appointed as the Deputy Head. The officials and civil servant apparatus has been strengthened, with a focus on capacity building by sending officials and civil servants to courses at the Diplomatic Academy, and Ho Chi Minh National Academy of Politics, as well as foreign countries such as the UK, France, Singapore, Laos... Consequently, professional qualifications and capacities of staff had been improved over time. Theey demonstrate steadfast political stand, expertised professional excellence and proficiency in foreign languages to meet the requirements of foreign affairs duties within the context of international integration. This enhancement in skill and capacity sets has earned commendation fromthe Provincial Party Committee and the Provincial People's Committee for their contribution in offering counsel on policies, programs, plans, and the successful exectution of assigned tasks.
The Department of External Relations demonstrated s proactive coordination with various sectors and localities to effectively conduct foreign affairs initiatives within the province. Their efforts focused on advising the Provincial Party Committee and People's Committee on continue expanding friendly and cooperative relations with other countries to attract foreign investment, increase local budget revenues,engage overseas Vietnamese communities in contributing to homeland and national development; coordinate and manage stable, peaceful, and amicable borderlines for the overall advancement of the country and the province.
In 1998, Ha Tinh province, in collaboration with Nghe An province, actively participated in to the establishment of the Association of Provinces of Vietnam - Laos - Thailand using Road No. 8. this platform, provinces from the three countries have enhanced mutual understanding, strengthened friendly relations, and provided effective support across various sectors such as economy, culture, education, healthcare, national defense, and security. Currently, the association has expanded to include 9 participating provinces.
In 2004, the Ha Tinh External Relations Department together with departments and branches, advised the Provincial People's Committee to establish the Ha Tinh Centre for Community Development (HCCD) and the Center for Development of the Poor (PPC). These 02 local non-governmental organizations were tasked with mobilizing and managing foreign non-governmental aid sources for investment in Ha Tinh province; They have actively engaged in appealing for aid, implementing non-governmental project programs, thus, earned the trust of partners. As a result, even after some non-governmental organizations withdrew from Ha Tinh province, they continued to provide funding to sustain ongoing projects, mobilize additional funding sources, and entrusted the Centers to carry out implementation.
During this period, many foreign non-governmental organizations operated in Ha Tinh province and actively participated in poverty reduction activities and inhancing the livelihoods ofthe local population and vulnerable groups. While the monetary value of the aid provided by the non-governmental organizations may not be considerable, its impact was considered substaintial in reaching and benefiting the local populace. By successfully implementing many positive models forn poverty reduction and development, these non-government organizations offered invaluable non-refundable aid capital that prioritized the welfare and advancement of disadvantaged individuals and groups within society.
Traditionally, aid funds from both domestic and foreign non-governmental organizations were predominantly channeled towards infrastructure development, poverty alleviation, and improving the living standards in underprivileged areas. However, current years then witnessed a shift towards new paradigmswith additional emphasis on developing programs and projects that focus on community awarenessraising and providing compassionate care and protection. People's demands are gradually being met, progressing from meeting basic needs to addressing issues of protection and self-improvement.
From 1991 to 2005, despite difficulties in physical facilities and human resources capacity, Ha Tinh Provincial External Relations Department demonstrated commendable performance in excecuting foreign affairs activities within the province, contributing to the overall progress and development of the province, createing the foundation and basis for continued expansion and enhancement of foreign affair.