Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2019
Triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2019 bối cảnh thuận lợi hơn, với đà đạt được từ kết quả của năm 2018, kinh tế tiếp tục diễn biến tích cực và đạt mức tăng trưởng cao, sự cố môi trường biển và hậu quả thiên tai được tập trung giải quyết, khắc phục cơ bản, thời tiết thuận lợi, tình hình chung ổn định hơn, tạo môi trường tích cực cho phát triển. Tuy vậy vẫn đang còn khó khăn thách thức đến từ những hạn chế nội tại của nền kinh tế, nhu cầu đầu tư phát triển còn rất lớn, động lực tăng trưởng không còn nhiều dư địa, an ninh trật tự còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bảo vệ môi trường nhiều khó khăn thách thức.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã chủ động triển khai thực hiện kịp thời Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; lựa chọn các nhiệm vụ trọng tâm để tập trung thực hiện; chỉ đạo điều hành linh hoạt, quyết liệt, bám sát cơ sở; phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu, kế hoạch đề ra. Với nỗ lực quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tỉnh nhà, tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Trên cơ sở kết quả 10 tháng, trong tổng số 15 chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch 2018 theo Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 04/12/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết số 108/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh dự kiến thực hiện cả năm đạt và vượt ….chỉ tiêu (…. chỉ tiêu đạt, …. chỉ tiêu vượt kế hoạch)[1]: Tăng trưởng kinh tế; sản lượng lương thực; giảm tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ bao phủ BHYT; số giường bệnh/vạn dân; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng; giải quyết việc làm; tỷ lệ lao động qua đào tạo; tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom; tỷ lệ che phủ rừng; số xã đạt chuẩn nông thôn mới…
1. Lĩnh vực kinh tế
Tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt …%; trong đó: nông nghiệp tăng …%, công nghiệp và xây dựng tăng …%, dịch vụ tăng …%[2]. Khu vực công nghiệp tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế[3]. Quy mô GRDP năm 2019 theo giá hiện hành đạt … nghìn tỷ đồng, gấp …. lần so với GRDP năm 2015. GRDP bình quân đầu người đạt …. triệu đồng, tương đương …. USD. Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp ….%, công nghiệp - xây dựng … %, dịch vụ …%[4]. Kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp[5].
1.1. Nông nghiệp
- Tổng diện tích gieo, cấy lúa (Vụ Xuân, Hè Thu, vụ Mùa) đạt 103.510 ha/103.607 ha (đạt 99,90% kế hoạch, tăng 711 ha so với cùng kỳ), năng suất đạt 49,62 tạ/ha, sản lượng đạt 51,37 vạn tấn; năng suất và sản lượng giảm so với cùng kỳ năm 2018[6], nguyên nhân chủ yếu do yếu tố thiên tai thời tiết bất lợi làm giảm năng suất, sản lượng vụ Hè Thu[7]. Các loại cây trồng cạn (ngô, rau, đậu các loại) năng suất và sản lượng cao hơn cùng kỳ[8]. Cây ăn quả tăng cả diện tích và sản lượng[9]. Sản xuất vụ Đông chậm tiến độ do ảnh hưởng thời tiết, mưa lũ.
- Chăn nuôi đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do dịch tả lợn Châu Phi trên cả nước đang diễn biến phức tạp, khó lường. Tại tỉnh ta từ tháng 5/2019 đến nay dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 149 xã, phường, thị trấn thuộc 12 huyện, thành phố (huyện Nghi Xuân chưa phát sinh dịch), tổng số lợn mắc bệnh, chết, tiêu hủy là 18.622 con tổng trọng lượng 974 tấn, đã ảnh hướng lớn đến phát triển chăn nuôi; đàn lợn 367.795 con, giảm 13% so với cùng kỳ; bò 181.097 con, giảm 6,9%; trâu 70.387 con, giảm 8%. Riêng gia cầm phát triển khá mạnh, tổng đàn 8.766 ngàn con (tăng 6,9%). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 81.096 tấn, giảm 5,2% so với cùng kỳ, trong đó thịt lợn giảm 6%.
- Công tác khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ rừng được quan tâm chỉ đạo. Đã trồng 4.860 ha rừng tập trung (300 ha rừng phòng hộ, 4.560 ha rừng sản xuất, đạt 63% kế hoạch); 2,5 triệu cây phân tán (đạt 63% kế hoạch); khai thác gỗ rừng trồng 287.811m3 (đạt 82% kế hoạch). Từ đầu năm đến nay toàn tỉnh xảy ra 99 điểm phát lửa[10]; trong đó có 20 điểm gây cháy rừng/9 huyện, diện tích có rừng bị ảnh hưởng 462,41ha; diện tích bị cháy không có khả năng phục hồi 302,46 ha[11]. Đã xử lý vi phạm hành chính về an toàn PCCCR 16 vụ/16 đối tượng; khởi tố hình sự 3 vụ cháy rừng, 5 bị can[12]
- Sản lượng thủy sản 10 tháng ước đạt 44.358 tấn (đạt 91% kế hoạch, tăng 13,1% so với cùng kỳ); trong đó: sản lượng khai thác ước đạt 31.035 tấn, tăng 13,79%, sản lượng nuôi trồng ước đạt 13.323 tấn, tăng 11,55 % so với cùng kỳ (trong đó sản lượng tôm nuôi ước đạt 3.800 tấn). Ước cả năm đạt.....tấn (đạt ...% kế hoạch, tăng ....% so với cùng kỳ). Đã và đang tập trung các giải pháp khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU). Tập trung giải quyết, kiến nghị Trung ương hướng dẫn xử lý dứt điểm vướng mắc, tồn đọng bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển.
1.2. Xây dựng nông thôn mới
Chương trình MTQG xây dựng NTM tiếp tục được tập trung chỉ đạo. Các ngành, địa phương bám sát Thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo tỉnh để triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tập trung chỉ đạo sản xuất; nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí tại các xã NTM, xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, huyện NTM, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; xây dựng khu dân cư mẫu và vườn mẫu; tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình NTM giai đoạn 2010-2020; tích cực triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, đã đạt được kết quả bước đầu.
Thực hiện 10 tháng đầu năm có thêm 15 xã đạt chuẩn NTM đợt 1 năm 2019, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 173 xã (đạt 75,5% tổng số xã) và 03 xã đạt tiêu chuẩn NTM nâng cao. Phấn đấu năm 2019, có ít nhất 30 xã đạt chuẩn NTM, vượt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh (25 xã đạt chuẩn), nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 188 xã, chiếm 82,1% tổng số xã toàn tỉnh; Thị xã Hồng Lĩnh và thành phố Hà Tĩnh có 100% số xã đạt chuẩn NTM; huyện Can Lộc đạt chuẩn NTM trước thời hạn; 9 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP đợt 1/2019 (8 sản phẩm đạt 3 sao và 1 sản phẩm đạt 4 sao).
1.3. Sản xuất công nghiệp; thương mại dịch vụ
a) Công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao; chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng ….% so với năm 2018; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2019 tăng gấp … lần so với năm 2015. Đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng toàn ngành là công nghiệp chế biến chế tạo (ước tăng ….%) và sản xuất phân phối điện (ước tăng …%). Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như điện sản xuất ước cả năm đạt 10 tỷ KWh (bằng ….% kế hoạch, tăng …..% cùng kỳ), thép ước đạt 5,5 triệu tấn (100% kế hoạch, tăng ….so với cùng kỳ, trong đó thép cuộc cán nóng 4,3 triệu tấn, thép dây cuộn 0,76 triệu tấn), bia 60,2 triệu lít (105,8% kế hoạch, tương đương năm 2018)
Xây dựng trình tự thủ tục thực hiện hỗ trợ chính sách phát triển CN-TTCN theo Nghị quyết số 86/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và tổng hợp nhu cầu bố trí kinh phí hỗ trợ. Trình Bộ Công Thương điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực đối với 07 dự án điện mặt trời[13] và điều chỉnh, bổ sung một số nội dung liên quan đến Dự án Nhà máy Thủy điện Ngàn Trươi; điều chỉnh, bổ sung tiến độ cải tạo TBA 110kV Thạch Linh và đường dây Hà Tinh – Kỳ Anh.
Xây dựng Quy chế quản lý và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ và xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn[14]. Đề xuất Bộ Công Thương ban hành hướng dẫn xây dựng điểm bán sản phẩm OCOP theo quy định tại Quyết định số 920/QĐ-BCT ngày 16/4/2019 của Bộ Công Thương về việc ban hành tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020.
b) Thương mại dịch vụ:
- Khu vực dịch vụ tăng trưởng khả quan, thị trường hàng hoá phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hoạt động bán lẻ xu hướng tăng trưởng tích cực, giá cả thị trường không có nhiều biến động, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức tương đương với CPI bình quân cả nước[15]. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ duy trì tốc độ tăng trưởng liên tục; ước cả năm đạt 41.856 tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2018. Tổng khách du lịch ước cả năm đạt 1,6 triệu lượt, bằng 114% kế hoạch, tăng 15,8% so với năm 2018.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh năm 2019 ước đạt 3,65 tỷ USD. Trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 800 triệu USD, đạt 89% kế hoạch, bằng kết quả thực hiện năm 2018. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống (chè, dăm gỗ, may mặc) duy trì ổn định, riêng thép xuất trên 692 triệu USD, chiếm tỷ trọng 70,7% tổng kim ngạch. Nhập khẩu ước đạt 2,56 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm 2018; chủ yếu nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất nhà máy thép FHS.
1.4. Ngân sách, tín dụng, đầu tư:
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 13.200 tỷ đồng, đạt 100% dự toán, tăng 7,3% so với năm 2018. Trong đó: Thu nội địa phấn đấu đạt 6.400 tỷ đồng (105% dự toán, tăng 4,6% so với năm 2017); tập trung vào các nguồn thu từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài, thuế ngoài quốc doanh, tiền đất (…% tổng thu); riêng tiền đất dự kiến 1.840 tỷ đồng (131% dự toán, tăng 12% so với cùng kỳ); …../13 địa phương có số thu đạt và vượt kế hoạch, một số địa phương tăng cao so với dự toán[16]. Thu xuất nhập khẩu 6.850 tỷ đồng (bằng 95,07% dự toán, tăng 9,3% so với năm 2018); nguồn thu chủ yếu từ nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất dự án Formosa.
- Mặt bằng lãi suất tín dụng ngân hàng ổn định; lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên giảm[17]. huy động vốn tăng trưởng tốt, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư (tăng trên 14,27%); tổng nguồn vốn huy động đạt 58.040 tỷ đồng, tăng 19,7% so với đầu năm. Tổng dư nợ cho vay 50.620 tỷ đồng, tăng 17,01% so với đầu năm, nợ xấu chiếm 1,25% tổng dư nợ; là dấu hiệu tích cực tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vay của các tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Theo báo cáo của NHNN, đối với nguồn vốn cho vay các chủ tàu theo Nghị định 67 đến nay nợ quá hạn chiếm tỷ trọng khá lớn (chiếm 77% tổng dư nợ, trong đó có 9/11 chủ tàu phát sinh nợ xấu)
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 25.526 tỷ đồng, đạt 67,2% kế hoạch; trong đó vốn đầu tư khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng 18,81%, vốn của doanh nghiệp trong nước 9,94%, vốn khu vực dân cư 24,84%, vốn FDI 46,41%; vốn đầu tư dự án Formosa chiếm 94,6% vốn FDI, chiếm 44% tổng đầu tư toàn xã hội. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội không đạt kế hoạch chủ yếu do dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2 chậm tiến độ so với dự kiến[18].
- Tiếp tục rà soát đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và triển khai kịp thời việc rà soát, điều chỉnh các văn bản liên quan đến quản lý đầu xây dựng cơ bản cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và quy định pháp luật, nhất là Luật đầu tư công có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về giao kế hoạch đầu tư công năm 2019, UBND tỉnh đã tổ chức phân bổ và thông báo kế hoạch vốn cho các đơn vị, chủ đầu tư triển khai với tổng số vốn 6.411,569 tỷ đồng, trong đó: NSTW: 1.672,748 tỷ đồng; vốn cân đối NSĐP: 4.218,998 tỷ đồng; vốn trái phiếu Chính phủ: 519,823 tỷ đồng.
- Tổng nguồn vốn giải ngân 10 tháng đạt 4.316,838 tỷ đồng, bằng 67,33% kế hoạch, trong đó: NSTW: 741 tỷ đồng, đạt 44,31%; vốn cân đối ngân sách địa phương: 3.403 tỷ đồng, đạt 80,67%; vốn TPCP: 172 tỷ đồng, đạt 33,15%. Kết quả giải ngân 10 tháng đầu năm cho thấy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn nhiều hạn chế; tỷ lệ giải ngân còn thấp, nhiều nguồn vốn giải ngân chưa đạt yêu cầu (vốn nước ngoài ODA giải ngân chỉ đạt 13,63% kế hoạch[19], vốn trái phiếu Chính phủ đạt 33,15% kế hoạch, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia đạt 52% kế hoạch); số vốn các năm trước chưa giải ngân hết phải kéo dài còn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2019 là trên 20% kế hoạch); công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn nhiều vướng mắc, tiến độ chậm, chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ triển khai các dự án, nhất là công trình, dự án lớn, trọng điểm.
1.5. Phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư:
Tiếp tục chú trọng thực hiện các giải pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư. Tổ chức thành công diễn đàn giao lưu và phát động khởi nghiệp năm 2019. Rà soát, đánh giá, phân loại các hợp tác xã. Tập trung chỉ đạo, đôn đốc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, nhất là các dự án trọng điểm đã được Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy có ý kiến về chủ trương đầu tư; làm việc với các Tập đoàn như Vingroup, FLC, T&T, Nguyễn Hoàng và các nhà đầu tư nước ngoài để xúc tiến, đẩy nhanh tiến độ hồ sơ thủ tục triển khai các dự án. Tổ chức đoàn của tỉnh nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về công tác quản lý và thu hút đầu tư vào KKT, KCN tại Quảng Ninh, Lạng Sơn và thành phố Hải Phòng.
Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 97 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 3.834 tỷ đồng và 06 dự án đầu tư FDI với tổng vốn 12,8 triệu USD; đang tổ chức hoàn thiện hồ sơ công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư 12 dự án về đô thị, nhà ở[20]. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến khảo sát nghiên cứu, đề xuất thực hiện các dự án về điện năng lượng mặt trời, cảng biển; Công ty Viết Hải đề xuất dự án xử lý rác thải sinh hoạt sử dụng công nghệ đốt rác và sản xuất điện năng tại Hồng Lĩnh; Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn đề xuất đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và nhà máy bia tại Hồng Lĩnh; Công ty Silavon SSP GmbH - Cộng hòa LB Đức đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án Nhà máy sản xuất thép không gỉ tại KKT Vũng Áng (khoảng 1 tỷ USD). Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2[21]. Số doanh nghiệp thành lập mới dự kiến đạt 1.110 doanh nghiệp (tăng 3,74% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký 5.500 tỷ đồng (tăng 17%). Thành lập mới 50 HTX, tăng 19% so với năm 2017; số HTX thành lập mới giảm nhiều so với giai đoạn trước tuy nhiên đi vào thực chất hơn và đạt mức khá so với các tỉnh trong khu vực[22]
2. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội
2.1. Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổ chức tốt các hoạt động phục vụ sự kiện chính trị, văn hoá; trùng tu, tôn tạo di tích; bảo tồn và phát huy Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; trình xếp hạng 4 di tích cấp quốc gia[23] và lập hồ sơ đề nghị công nhận bia Sùng Chỉ (Tùng Lộc – Can Lộc) là bảo vật quốc gia; sưu tầm bổ sung hiện vật tại Bảo tàng và các Khu di tích; hoàn thành các công trình di tích, văn hóa trọng điểm[24]. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội chuyển biến tích cực. Chất lượng phong trào xây dựng đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tiếp tục được nâng cao. Các hoạt động TDTT quần chúng diễn ra sôi nổi rộng khắp; Câu lạc bộ bóng đá Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vô địch giải hạng Nhất Quốc gia - V.League 2 năm 2019, thăng hạng V.League 2 năm 2020.
2.2. Giáo dục đào tạo: Tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông đến năm 2025 và những năm tiếp theo; tuyển dụng giáo viên bậc mầm non, tiểu học; tổ chức kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2018-2019, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019-2020, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 an toàn và đúng quy chế; tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020; xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Chất lượng giáo dục toàn diện ổn định; giáo dục mũi nhọn đạt thành tích xuất sắc, Hà Tĩnh tiếp tục dẫn đầu cả nước về tỷ lệ học sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2018-2019, đạt kết quả cao tại cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh phổ thông toàn quốc[25]. Kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được củng cố và giữ vững. Tập trung xây dựng các kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.
2.3. Khoa học công nghệ: Hoạt động khoa học công nghệ tập trung nhiệm vụ ứng dụng phát triển, đổi mới sáng tạo. Triển khai 48 nhiệm vụ cấp tỉnh[26], 7 nhiệm vụ cấp nhà nước thuộc Chương trình nông thôn miền núi; nhiều quy trình, công nghệ mới, tiên tiến được nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao vào sản xuất, mang lại hiệu quả[27]. Chú trọng phát triển thị trường khoa học và công nghệ, tích cực hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ sản phẩm hàng hóa chủ lực, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp[28]. Đổi mới sáng tạo được quan tâm, bước đầu khởi dậy niềm sáng tạo trong toàn dân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các đơn vị sự nghiệp tăng cường các hoạt động dịch vụ KH&CN theo cơ chế thị trường[29].
2.4. Chăm sóc sức khỏe nhân dân: Công tác phòng, chống dịch bệnh được chủ động triển khai từ đầu năm; đặc biệt là bệnh sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng, dịch sốt xuất huyết và các bệnh dịch theo mùa; tình hình dịch bệnh cơ bản ổn định[30]. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng lễ phát động Chương trình sức khỏe Việt Nam. Công tác đảm bảo ATTP được tăng cường, nhất là đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể và các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Nâng cao chất lượng công tác KCB cho nhân dân; từng bước mở rộng, triển khai các dịch vụ kỹ thuật mới tại các bệnh viện trong toàn tỉnh. Công tác tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật được triển khai có hiệu quả[31], hoạt động chỉ đạo tuyến được quan tâm chú trọng.
2.5. Lao động, việc làm, an sinh xã hội: Triển khai đồng bộ nhiệm vụ lao động, việc làm, dạy nghề. Công tác lao động, việc làm, dạy nghề được tập trung chỉ đạo. Tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, mở các hội nghị, phiên giao dịch việc làm đến tận xã, phường, thôn, xóm; thực hiện các chương trình hợp tác XKLĐ với Hàn Quốc, CHLB Đức; 10 tháng năm 2019 giải quyết việc làm trên 18.730 người (81,5% kế hoạch), xuất khẩu lao động 6.632 người (78% kế hoạch). Công tác đào tạo nghề tiếp tục được quan tâm, các cơ sở dạy nghề đã tổ chức đào tạo cho 25.219 lượt người, trong đó tuyển mới dạy nghề 14.886 học sinh (79,6% kế hoạch). Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, phong trào đền ơn đáp nghĩa. Tập trung thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; triển khai rà soát, phúc tra tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 trên toàn tỉnh[32]. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân ổn địnhThực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công; tập trung xử lý các vướng mắc trong thực hiện chính sách; tiếp nhận giải quyết kịp thời hồ sơ chính sách người có công. Lĩnh vực an sinh xã hội được bảo đảm; tình hình đời sống nhân dân ổn định; tỷ lệ hộ nghèo từ 6,92% năm 2018 ước giảm còn 5,32% năm 2019 (giảm 1,6%)
2.6. Thông tin truyền thông: Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền triển khai các nhiệm vụ kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới, cải cách hành chính, thu hút đầu tư; thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở. Xử lý kịp thời các vấn đề báo chí phản ánh. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, điều hành, thực hiện chuẩn hóa sử dụng 01 phần mềm đồng bộ trên địa bàn tỉnh. Chất lượng, hạ tầng và dịch vụ bưu chính, viễn thông được đảm bảo, đáp ứng thông tin liên lạc trong mọi tình huống.
3. Cải cách hành chính
UBND tỉnh đã quyết định công bố thủ tục hành chính 05 đơn vị[33]; ban hành Quy chế và Bộ tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh[34]. Duy trì, phục vụ tốt việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả TTHC cho người dân, tổ chức; 10 tháng năm 2019 tiếp nhận 443.480 hồ sơ, đã xử lý 435.660 hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước và đúng hạn đạt 99,46% (cấp tỉnh 99,96%, huyện 99,41%), mặc dù tỷ lệ hồ sơ giải quyết cấp huyện đạt cao nhưng số hồ sơ quá hạn vẫn khá lớn (2.360 hồ sơ), cần tập trung chỉ đạo rà soát, kịp thời xử lý. Tiếp nhận giải quyết 2.233 hồ sơ qua mạng mức độ 3,4; mặc dù đang chiếm tỷ lệ thấp (6,37%) nhưng số hồ sơ đăng ký trực tuyến trong tháng 10 đạt kết quả tích cực, tăng 33% so với tháng 9 (chiếm tỷ lệ 11,7% tổng hồ sơ)
Hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 03 Đề án (Sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019 - 2021; Thành lập thị trấn Lộc Hà; Điều chỉnh, bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục).
Rà soát tổng thể thực hiện các chủ trương, chính sách về lĩnh vực giáo dục, y tế theo Thông báo số 938-TB/TU ngày 19/8/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 164/2019/NQ-HĐND ngày 20/8/2019 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách cấp xã trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế giai đoạn 2019 - 2021. Tập trung chỉ đạo thực hiện chủ trương sắp xếp, điều động, biệt phái giáo viên, tuyển dụng lao động hợp đồng tại các trường THPT, lao động hợp đồng kế toán tại các trường mầm non, tuyển dụng giáo viên tiểu học còn thiếu so với biên chế được giao ở các địa phương[35]
4. Quản lý xây dựng, đô thị; tài nguyên môi trường
- Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng, phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng khu dân cư, nhà ở, quản lý chất lượng công trình xây dựng được tập trung chỉ đạo. Ban hành Quy định một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng; quản lý quy hoạch xây dựng và cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tổ chức lập, thẩm định đề án nâng hạng đô thị thị xã Kỳ Anh, Nghèn và thành lập thị trấn Thạch Bằng, thị trấn Kỳ Đồng.
Tổ chức thực hiện Chương trình phát triển đô thị còn chậm[36]; tỉ lệ đô thị hóa còn thấp, đạt: 27,35%[37]. Tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu đạt khoảng 54,5%. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 16 đô thị, hầu hết quy hoạch chung các đô thị đã được phê duyệt, làm cơ sở để triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. Ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và năm 2019 trên địa bàn tỉnh.Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng hộ nghèo, hộ chính sách và người có công theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ[38]
Hoàn thành phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2019 và phương án điều chỉnh QHSD đất đến năm 2020 cấp huyện của 13/13 huyện, thị xã, thành phố; tập trung chỉ đạo chủ trương giải quyết đất nhà ở trước 18/12/1980, đến nay đã đã thực hiện kê khai được 17.706 hồ sơ,trong đó UBND cấp xã, phường, thị trấn đã xét duyệt được 8.513 hồ sơ và có quyết định công nhận lại quyền sử dụng đất ở cho 1.286 trường hợp. Tăng cường kiểm tra, xử lý khai thác khoáng sản trái phép[39]; tổ chức đấu giá thành công 02 mỏ đất, 01 mỏ cát; phê duyệt điều chỉnh bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Tập trung công tác kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh[40]; hoàn thành báo cáo quan trắc và phân tích môi trường mạng lưới theo định kỳ. Tiếp tục giám sát chặt chẽ hoạt động của Dự án Formosa; đến nay Công ty Formosa đã khắc phục 52/53 lỗi vi phạm, hoàn thành chuyển đổi hệ thống dập cốc ướt sang dập cốc khô theo cam kết (30/6/2019), hiện đang vận hành thử nghiệm và chờ xác nhận hoàn thành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Công tác tư pháp, thanh tra, phòng chống tham nhũng
- Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL được nâng cao về chất lượng, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của tỉnh. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở và trợ giúp pháp lý được triển khai tích cực. Nhiều hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, là một trong các địa phương cả nước đi đầu trong xây dựng, ứng dụng phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch. Kịp thời rà soát , công bố văn bản hết hiệu lực năm 2018; công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh kỳ 2014 - 2018. Triển khai đồng bộ công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý.
- Thực hiện 436 cuộc thanh tra, kiểm tra 5.824 tổ chức, cá nhân; đã phát hiện sai phạm tại 1.684 tổ chức, cá nhân[41]. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; trong 10 tháng đầu năm đã tổ chức tiếp 5.512 lượt người (định kỳ: 1.972; thường xuyên: 3.540), có 68 đoàn đông người, chủ yếu là các đoàn phản ánh, kiến nghị liên quan đến đền bù, hỗ trợ sau sự cố môi trường biển; đã giải quyết 283/353 vụ việc KNTC, đạt tỷ lệ 80,2%. Công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục được quan tâm, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền và thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng.
- Tiếp tục tập trung chỉ đạo giải quyết các vụ việc tồn đọng; nhất là các vụ việc phức tạp, kéo dài, đã có kết luận chỉ đạo, lộ trình và phương án xử lý (vụ cấp đất cho các hộ dân phía Nam cầu Bến Thuỷ, mỏ đá Nam Giới, tồn đọng đất đai Phú Phong, Bình Sơn - Hương Khê, GPMB hồ Trào Trổ; các vụ việc tồn đọng tại KKT Vũng Áng, TX Kỳ Anh theo Thông báo kết luận tại phiên họp thứ 30 của Thường trực HĐND tỉnh[42]
6. Quốc phòng, an ninh; đối ngoại
Duy trì nghiêm chế độ trực SSCĐ; tổ chức tốt giao quân, huấn luyện quân sự, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh, diễn tập khu vực phòng thủ tại các địa phương, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới. Tăng cường lực lượng bám nắm địa bàn cơ sở; triển khai hiệu quả nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm ANTT trên tuyến biên giới và trong nội địa, tập trung các lĩnh vực hình sự, kinh tế, ma túy, tài nguyên, khoáng sản trái phép, hoạt động tín dụng đen[43]; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an toàn giao thông[44]. Tình hình an ninh các tuyến, địa bàn trọng điểm; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
10.2. Các hoạt động đối ngoại được triển khai tích cực, gắn với xúc tiến quảng bá đầu tư. Tổ chức Chương trình gặp mặt, kết nối kiều bào Xuân Kỷ Hợi 2019. Tổ chức thành công Hội nghị cấp cao 9 tỉnh 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan có sử dụng đường 8 và đường 12 lần thứ 22 và các hoạt động bên lề Hội nghị tại Hà Tĩnh. Tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế về hợp tác kinh tế, đầu tư[45]. Tiếp đón 82 đoàn với 924 lượt khách quốc tế đến Hà Tĩnh. Chuẩn bị tốt nội dung, chương trình hoạt động đối ngoại cho các đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh đi nước ngoài[46].
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Năm 2019 tình hình chung ổn định, tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế tháng sau tốt hơn tháng trước và tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Dự báo kết quả đạt được cả năm 2019 khá toàn diện trên các lĩnh vực, tạo tiền đề cho việc kết thúc nhiệm kỳ năm năm 2016-2020.
2. Kinh tế chuyển sang giai đoạn tăng trưởng ổn định bền vững hơn; yếu tố sản xuất đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu GRDP. Quy mô nền kinh tế được nâng lên đáng kể, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung cả nước.
3. Sản xuất nông nghiệp mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả đạt khá, hình thành được bộ giống chủ lực, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng hiệu quả kinh tế, dịch bệnh được kiểm soát, chăn nuôi phục hồi và có bước điều chỉnh theo thị trường. Sản xuất công nghiệp vẫn duy trì tăng trưởng khá nhưng mức tăng tiếp tục chững lại, giảm dần qua các tháng; sản lượng thép mới đạt 4,013 triệu tấn/kế hoạch 5,5 triệu tấn (bình quân mỗi tháng sản xuất được 401,2 nghìn tấn), dự kiến khó đạt kết hoạch năm; sản lượng sản phẩm chủ lực như điện, bia cơ bản bảo đảm tiến độ kế hoạch. Khu vực dịch vụ tăng trưởng khả quan, phản ánh tích cực về sức mua tiêu dùng trong dân cư.
4. Kim ngạch xuất khẩu gặp khó khăn khả năng không đạt kế hoạch đề ra[47]. Dư nợ tín dụng tăng trưởng tích cực. Tổng thu ngân sách đạt khá so với dự toán giao đầu năm, nhưng một số khoản thu còn đạt thấp[48]. Hoạt động doanh nghiệp còn khó khăn, số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động tăng 16,7% so với cùng kỳ, số doanh nghiệp có phát sinh thuế chiếm 46,3% số doanh nghiệp hoạt động.
5. CCHC được đẩy mạnh; nhiệm vụ đổi mới, sắp xếp bộ máy theo Nghị quyết Trung ương 6 được triển khai nghiêm túc, quyết liệt. Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực tiếp tục được chấn chỉnh, tăng cường[49]. Các vụ việc tồn đọng phức tạp kéo dài được tập trung chỉ đạo giải quyết[50]. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện[51]. Phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư đạt kết quả khá; số doanh nghiệp thành lập mới đạt cao nhất từ trước tới nay; thu hút các tập đoàn lớn vào đầu tư trên địa bàn; đầu tư nước ngoài có tín hiệu tích cực, số dự án và vốn đăng ký FDI tăng cao so với cùng kỳ.
6. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chỉ đạo đồng bộ, ban hành nhiều đề án chính sách phát triển, đạt nhiều kết quả tích cực. Tổ chức tốt các sự kiện lớn, các nhiệm vụ chính trị quan trọng. Chú trọng bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa. Tích cực triển khai chủ trương sắp xếp tinh giản bộ máy, hệ thống trường lớp ngành y tế và giáo dục. Đẩy mạnh kiện toàn hệ thống y tế cơ sở; đi đầu cả nước trong triển khai thí điểm lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử; 4 chỉ tiêu cơ bản về chăm sóc sức khỏe nhân dân đã vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XVIII[52]. Tập trung triển khai chủ trương đổi mới giáo dục; củng cố chất lượng giáo dục toàn diện; phát huy thành tích giáo dục mũi nhọn. Lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội đạt kết quả thiết thực; tích cực triển khai nhiệm vụ đào tạo nghề, kết nối thị trường lao động; duy trì kết quả giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo giảm cao so với chỉ tiêu kế hoạch; đời sống nhân dân ổn định. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tình hình chung ổn định, tạo môi trường tích cực cho phát triển.
Đạt được kết quả trên, một mặt là xu thế tích cực có được từ cuối năm 2017, dự án trọng điểm tiếp tục phát huy động lực, bối cảnh điều kiện thuận lợi, tình hình chung tốt hơn so với 2 năm đầu nhiệm kỳ. Mặt khác thể hiện nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, cùng với chủ trương đúng, chỉ đạo điều hành quyết liệt, bám sát cơ sở; nhận định được những khó khăn hạn chế, những nội dung trọng yếu để tập trung chỉ đạo; tổ chức thực hiện nhất quán, nhân dân đồng thuận; Trung ương chỉ đạo hỗ trợ kịp thời; những khó khăn hạn chế thời gian qua mang lại nhiều bài học kinh nghiệm; tinh thần trách nhiệm các ngành, các cấp được nâng lên.
Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những mặt khó khăn hạn chế:
1. Thực hiện mục tiêu nhiệm vụ 5 năm 2016-2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII gặp nhiều khó khăn thách thức, trong khi chỉ còn lại 1 năm kế hoạch. Tiến độ một số dự án trọng điểm còn chậm. Động lực duy trì tăng trưởng kinh tế cao thời gian qua không còn nhiều dư địa.
2. Kinh tế đạt tăng trưởng cao chủ yếu dựa vào sản lượng tăng thêm của thép; chất lượng tăng trưởng kinh tế mặc dù đã có chuyển biến nhưng còn phụ thuộc lớn vào FDI, chưa bền vững, chưa đồng đều ở cả 3 khu vực công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Tăng trưởng ngành nông nghiệp chưa vững chắc; tổ chức liên kết sản xuất, kết nối thị trường còn hạn chế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn khó khăn, thị trường chăn nuôi chưa ổn định, quản lý giết mổ tập trung chưa hiệu quả, nguy cơ lớn hạn hán, thiếu nước sản xuất năm 2019. Phát triển mô hình sản xuất trong xây dựng NTM gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng sản xuất công nghiệp đã có xu hướng chững lại[53]; phát triển công nghiệp hỗ trợ sau thép còn chậm. Các sản phẩm xuất khẩu truyền thống duy trì mức bình thường, chưa có chuyển biến tích cực. Chuyển đổi hoạt động, đầu tư một số chợ còn chậm, vướng mắc. Năng lực cạnh tranh du lịch còn thấp so với các tỉnh trong khu vực.
3. Hoạt động doanh nghiệp đang còn khó khăn, tỷ lệ doanh nghiệp có phát sinh thuế còn thấp, thuế ngoài quốc doanh dự kiến không đạt dự toán[54], số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động chiếm tỷ lệ khá cao so với số doanh nghiệp thành lập mới[55], cơ cấu ngành nghề lĩnh vực của doanh nghiệp chậm chuyển biến, số doanh nghiệp hoạt động sản xuất còn hạn chế[56]. Mặc dù ngân hàng chủ động nguồn cho vay nhưng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn thấp, nợ xấu tín dụng có xu hướng tăng. Nhiệm vụ thu ngân sách một số địa phương còn khó khăn, số thu cân đối chưa bảo đảm theo dự toán. Công tác GPMB chưa đáp ứng yêu cầu. Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, một số nguồn đạt thấp so với kế hoạch[57].
4. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chậm, ảnh hưởng quy hoạch xây dựng, thương mại dịch vụ, thu hút triển khai dự án đầu tư; cấp đổi GCNQSD đất còn nhiều tồn đọng, vướng mắc; tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn diễn ra tại nhiều địa phương; thực hiện và quản lý quy hoạch bảo vệ môi trường chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều hạn chế, ô nhiễm môi trường gây bức xúc cho nhân dân; tiềm ẩn cao nguy cơ ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi, công nghiệp.
5. Trên lĩnh vực văn hóa xã hội; chất lượng các danh hiệu văn hoá một số nơi chưa thực chất; thực hiện quy định nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội chưa nghiêm; xây dựng văn hóa công sở chưa được quan tâm đúng mức. Đội ngũ giáo viên không cân đối giữa các ngành học, cấp học; sắp xếp bố trí còn bất hợp lý, không đồng đều giữa các địa phương; một số trường học còn nhỏ lẻ và nhiều điểm trường. Chất lượng khám chữa bệnh các tuyến không đồng đều, hoạt động của hệ thống y tế cơ sở còn nhiều khó khăn, bất cập. Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm; công tác tuyển sinh, đào tạo dạy nghề và giải quyết việc làm nhiều